Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần lúc tuổi già (Phần 1)

Hiện nay tại các quốc gia phương Tây cũng như các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh như Việt Nam, người lớn tuổi thường là đối tượng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần. Tại Anh quốc, 1/5 người lớn tuổi sống trong cộng đồng và hai trong năm người sống trong các trung tâm chăm sóc bị trầm cảm hoặc sức khỏe tâm thần kém. Đặc biệt, dịch Covid-19 xảy ra đã làm trầm trọng thêm vấn đề về sức khỏe tâm thần ở tuổi già.  

Nghiên cứu cho thấy có 5 vấn đề chính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người lớn tuổi:

  1. Phân biệt đối xử với người già
  2. Tham gia các hoạt động có ý nghĩa
  3. Các mối quan hệ
  4. Sức khoẻ thể chất
  5. Tình trạng nghèo khổ

Mặc dù đã có luật để giúp giải quyết một số vấn đề này – ví dụ như các chính sách và đạo luật nâng cao bình đẳng giữa các lứa tuổi nhằm giải quyết vấn đề phân biệt tuổi tác, các vấn đề toàn xã hội như tình trạng nghèo đói của người hưu trí vẫn còn đó. Tuy nhiên, là một cá nhân, bạn có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình.

Dưới đây là 10 cách thiết thực giúp bạn giữ tinh thần tốt.

1. Hãy chuẩn bị cho những thay đổi

Việc già đi và nghỉ hưu đều liên quan đến sự thay đổi trong lối sống đối với hầu hết mọi người.

Bạn đã sẵn sàng nghỉ hưu?

Với độ tuổi mặc định là 65 đã bị loại bỏ dần, nay không còn độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc nữa. Điều quan trọng cần lưu ý là tuổi nghỉ hưu không giống như tuổi hưu của Nhà nước, có thể dao động từ 61 đến 68 tùy thuộc vào giới tính và ngày sinh.

Tuổi nghỉ hưu do người lao động quyết định, bởi vì không phải ai cũng cảm thấy sẵn sàng nghỉ hưu cùng một lúc. Nếu bạn muốn hoặc cần tiếp tục làm việc, hãy thảo luận vấn đề này với người chủ lao động của bạn. Hoặc, bạn có thể xem đây là cơ hội để làm việc bán thời gian, thay đổi sang giờ làm việc linh hoạt hoặc tìm một công việc mới.

Vẫn bận rộn

Đã nghỉ hưu không có nghĩa là bạn không còn bận rộn. Nghỉ hưu (hoặc nghỉ hưu bán phần) có thể là một cuộc sống bận rộn. Bạn bè và gia đình có thể lên kế hoạch cho thời gian của bạn, lấp đầy nó với bất cứ thứ gì từ chăm sóc trẻ em đến các công việc tự làm. Điều quan trọng là dành thời gian cho sở thích của riêng bạn. Đây có thể là cơ hội để thử một hoạt động mới hoặc học các kỹ năng mới.

Nhận thức rõ mục đích

Nếu công việc hoặc sự nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy xem xét cách đối phó với những thay đổi đối với:

  • Các khía cạnh xã hội trong cuộc sống của bạn, nếu công việc của bạn cũng mang lại tình bạn
  • Ý thức của bạn về giá trị bản thân và lòng tự trọng nếu bạn cảm thấy có giá trị trong công việc
  • Sự an toàn về mặt tài chính của bạn

Nếu bạn không có nhiều sở thích ngoài công việc, bạn có thể khó ‘tìm việc gì đó mới để làm’ và có thể mất một vài lần thử trước khi bạn tìm được thứ phù hợp với mình. Hãy dành thời gian và suy nghĩ về những kỹ năng bạn sở hữu có thể được sử dụng tốt và mang lại cho bạn sự toàn mãn – bạn có thể thử giúp đỡ một tổ chức cộng đồng địa phương hoặc làm công việc bảo tồn.

Với những người khác

Tương tác xã hội rất quan trọng để duy trì sức khỏe của bạn. Nếu bạn đã quen chia sẻ những thăng trầm trong cuộc sống với những người khác tại nơi làm việc, hãy duy trì tình bạn sau khi nghỉ hưu. Những người khác ở độ tuổi của bạn, cùng là những người đối phó với những thách thức khi nghỉ hưu và sẽ có thể hiểu được quá trình chuyển đổi sang nghỉ hưu. Bạn cũng nên tìm cách phát triển tình bạn mới với mọi người ở mọi lứa tuổi. Tình bạn với cả những người lớn tuổi và trẻ hơn giúp bạn giữ liên lạc với thế giới khi nó thay đổi.

Những quan niệm sai lầm

Một số người phát triển các vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ, khi họ già đi, nhưng đó không phải là một phần tất yếu của tuổi già. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng mình đang phát triển một vấn đề về sức khỏe tâm thần, đừng lo lắng và chỉ cần hành động, vì các phương pháp điều trị đều có.

  • Nếu bạn lo lắng về trí nhớ, hoặc chứng sa sút trí tuệ của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc truy cập các trang web chuyên ngành về vấn đề này để biết thêm thông tin. 

Bạn có thể nghĩ rằng theo đuổi việc học và công việc mới chỉ dành cho những người trẻ tuổi, nhưng hoạt động tình nguyện, thay đổi nghề nghiệp và quay trở lại con đường học vấn đang trở nên phổ biến hơn với những người trên 50 tuổi.

Nhiều tổ chức cần những kỹ năng và kinh nghiệm mà người lớn tuổi sở hữu. Đừng bỏ việc tình nguyện và coi chúng chỉ dành cho ‘những ai thích làm việc tốt’: nhiều người có thể nói với bạn rằng đó là một phần thiết yếu trong việc học hỏi kinh nghiệm làm việc. Hoạt động tình nguyện thậm chí còn có thể tốt cho sức khỏe của bạn.

2. Nói về các vấn đề và mối bận tâm

Quản lý các vấn đề, khó khăn và lo lắng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu ta nói về những mối tâm của mình. Đó là một cách tốt để hợp lý hóa suy nghĩ của chúng ta và hiểu về một tình huống hoặc cảm giác của chúng ta. Nó có thể khiến ta cảm thấy được hỗ trợ và không đơn độc.

Nói chuyện với ai

Bạn muốn nói chuyện với ai phụ thuộc vào những gì bạn đang lo lắng. Bạn có thể thử:

  • Những người bạn và gia đình
  • Một người có kiến ​​thức chuyên môn – có thể là người có kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chi trả các hóa đơn
  • Một người không thiên vị – chẳng hạn, vì lo lắng về việc chăm sóc bạn đời của bạn
  • Một người hứa bảo mật thông tin, chẳng hạn như một cố vấn

Nói ra những gì bạn cảm thấy

Nói về các vấn đề và mối quan tâm không có nghĩa là bạn phải thảo luận về cảm xúc của mình, hay hoàn toàn bộc lộ cảm xúc của mình. Một số người có thể thấy điều này hữu ích, trong khi những người khác thích giữ các cuộc trò chuyện ở mức độ thực tế. Nói về cách bạn cảm thấy hoặc cảm xúc của bạn, không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối: đó là có trách nhiệm với sức khỏe của bạn.

Lắng nghe và học hỏi

Trò chuyện không bao giờ là con đường một chiều. Chia sẻ suy nghĩ của bạn có thể giúp người khác tìm thấy can đảm để nói về vấn đề của họ. Nếu bạn không muốn nói về mình, hãy hỏi người khác xem họ cảm thấy thế nào.

Nghe thấy những người khác có những lo lắng và suy nghĩ tương tự có thể giúp bạn dễ dàng thảo luận về điều đang làm phiền bạn hơn.

Sự kiện hàng ngày

Sẽ tốt nhất nếu hàng ngày bạn có thể nói chuyện với những người khác. Đừng trì hoãn việc trò chuyện và tránh biến nó thành một sự kiện lớn, chẳng hạn như ‘ta phải nói về di chúc’, vì điều này có thể khiến bạn và người kia nản lòng. Một cuộc trò chuyện liên tục trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần cho phép mọi người có thời gian suy nghĩ và đưa ra những ý kiến ​​đóng góp được cân nhắc.

Các cuộc trò chuyện không nhất thiết phải nói về những khó khăn trong cuộc sống. Hãy kể cho nhau nghe về những sự kiện thú vị nữa!

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần lúc tuổi già (Phần 2)

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần lúc tuổi già (Phần 3)

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần lúc tuổi già (Phần 4)


Vân Anh biên dịch

Link nguồn: https://www.mentalhealth.org.uk/publications/how-to-in-later-life

Vân Anh Nguyễn

3 thoughts on “Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần lúc tuổi già (Phần 1)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang