Mặc dù, vào một ngày nào đó, mỗi người trong chúng ta đều có thể thiếu tự tin về bản thân, nó vẫn thể hiện theo những cách khác nhau ở những cá nhân khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân rất nhiều và đa dạng. Chúng có thể có cấu trúc, có nghĩa là liên kết với tính cách, hoặc theo chu kỳ, có nghĩa là do một sự kiện cụ thể.
Tại sao chúng ta thiếu tự tin?
Một nỗi đau khổ nội tâm (cô đơn, trầm cảm), các cơ chế tự động hóa học được trong thời thơ ấu và trải nghiệm đau đớn (sỉ nhục, bị chối bỏ), sự giáo dục quá khắc nghiệt (sùng bái thành công, trừng phạt), lòng tự tôn thấp, và cả thất bại lặp đi lặp lại hoặc những “biến động lớn trong đời” có thể gây ức chế hoặc làm mất đi mọi dạng thức của lòng tự tin.
Thiếu tự tin không phải là một đặc điểm của tính cách mà là một phản ứng không thích hợp trước một tình huống nhất định.
Những cảm giác thúc đẩy sự thiếu tự tin
Một số cảm giác, thường liên quan đến lòng tự tôn thấp, tạo ra và củng cố sự thiếu tự tin, và đến lượt nó, lại dẫn đến sự phát triển những hành vi sẽ thúc đẩy sự thiếu tự tin nhiều hơn.
Cảm giác tự ti
“Tôi thực sự không giỏi gì cả! Tôi còn chẳng thể với tới mắt cá chân của cậu ấy… ”
Dù bạn có làm bất cứ điều gì, bạn cũng “không đến tầm”. Bạn thấy mình thật tầm thường, dành thời gian chỉ ra khuyết điểm và tự hạ thấp bản thân. Thành công của bạn chỉ là “rủi ro” và bạn có xu hướng đánh giá quá cao người khác.
Sự nản lòng
“Dù có thế nào cũng chẳng bao giờ có tác dụng đâu!”
Liên quan đến cảm giác tự ti, bạn nghĩ rằng bất cứ điều gì bạn cũng nhất định sẽ thất bại. Bạn nghi ngờ bản thân, khuếch đại những khó khăn và ngại hành động. Đi từ giả định rằng, nếu việc đó không hoàn hảo, không đáng làm thì bạn thà bỏ luôn vì sợ mắc sai lầm.
Sự hổ thẹn
“Dù gì nó cũng sẽ chẳng bao giờ hiệu quả đâu!”
Vì bạn sẽ không bao giờ là “người tốt”, nên hành động, suy nghĩ, thái độ của bạn chắc chắn là “luôn vô vọng, ngớ ngẩn và đáng trách”. Đột nhiên, bạn cấm bản thân được tận hưởng thời điểm hiện tại và muốn tự trách mình, khiển trách và trừng phạt bản thân hơn!
Sự lo âu
“Làm cao tôi có thể gánh thêm công việc này chứ?”
Lo hãi bởi những điều không lường trước được, bất kể đó là gì, bạn sẽ không chỉ tưởng tượng ra những tình huống nguy hiểm hoặc thảm khốc, mà còn bị thuyết phục là bạn sẽ không thể đối mặt với chúng. Căng thẳng, vô tổ chức, bối rối và mệt mỏi trước cả khi chuyện đó xảy ra, bạn bỏ cuộc để tránh điều tồi tệ nhất…
Sự chối bỏ
“Nói thì có ích lợi gì, tại sao anh ta phải nghe lời tôi chứ?”
Người khác, và đặc biệt là phán đoán của anh ta, nhất thiết phải tiêu cực và không có gì hấp dẫn, và cái “người khác” ấy đè nặng lên vai bạn. Nhạy cảm và dễ bị tổn thương, bạn cảm thấy mình liên tục bị chỉ trích, phán xét và xếp hạng. Bạn chỉ giữ lại những suy nghĩ tiêu cực, luôn cảnh giác và khó tiếp cận với người khác.
Tự phủ nhận
“Thế còn cậu, cậu nghĩ gì?”
Cô đơn, bạn cảm thấy mình lạc lõng,các mối quan hệ xã hội khiến bạn sợ hãi và bạn có xu hướng sống trong thế giới của mình. Bạn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và công nhận, và chủ yếu hành động dựa trên những gì người khác nghĩ hoặc muốn vì bạn sợ bị tổn thương.
Cảm giác tự ti, chán nản, xấu hổ, lo lắng…
Rất nhiều cảm giác làm mất đi sự tự tin.
Biểu hiện thiếu tự tin
Nếu sự thiếu tự tin được thể hiện bằng các biểu hiện cơ thể (run, đổ mồ hôi nhiều, đánh trống ngực, v.v.), khó khăn trong mối quan hệ (không có khả năng đáp ứng, sợ hãi đối phương, hướng nội, v.v.), lo lắng hoặc do dự, những hành vi này cũng có thể tồn tại và làm khổ chủ tê liệt.
Sau đó chúng biến thành:
– Lo lắng tổng quát, nơi mọi thứ trở thành nguồn gốc của những lo lắng và sợ hãi vô cớ
– Ám ảnh xã hội : nơi ta sợ sẽ thực hiện một hành vi lố bịch và bị người khác soi mói
– Thế chất hóa (Somatisation) : thông qua các mối cảm xúc khác nhau, rối loạn sẽ biểu hiện trên cơ thể
– “Psychasthénie/psychasthenia” : tê liệt mất khả năng hành động
– Dysthymie/dysthymia/trầm cảm mãn tính thể nhẹ : một rối loạn tâm trạng mãn tính, tương tự như trạng thái trầm cảm
– Nghiện và phụ thuộc vào một chất, hình thức, hành vi nào đó
Các bài viết được biên tập theo cuốn sách Phát triển sự tự tin (Développer la confiance en soi), tác giả Marie-Laure Cuzarq. Vân Anh dịch, biên tập và trình bày