1. Không nói gì cả. Cũng không nên nói: “Không sao đâu, rồi mọi thứ cũng sẽ qua”.
Lời khuyên hữu ích: biểu hiện ra ngoài không giới hạn, bằng mọi cách có thể.
2. Bù trừ cho sự khó chịu của mình bằng cách làm việc nhiều hơn.
Lời khuyên hữu ích: nghỉ ngơi.
3. Làm bản thân kiệt sức bằng cách tập thể dục thể thao hoặc làm việc quá sức. Nói với mọi người rằng cách này làm mình thấy nhẹ nhõm hơn, mặc dù không thể giải thích rõ vì sao làm cách này
lại làm cho bạn nhẹ nhõm.
Lời khuyên hữu ích: chấp nhận tất cả những phản ứng của cơ thể cho dù nó khó chịu đến mức nào.
Dành thời gian để lắng nghe những cảm xúc trong cơ thể mình.
4. Ra những quyết định quan trọng. Trong những hoàn cảnh như vậy, những quyết định thường không chính xác, bởi nó được thực hiện dưới tác động của cảm xúc. Những quyết định theo cách này thay vì giúp bạn đối phó tốt với vấn đề thì lại thường làm trầm trọng thêm vấn đề.
Lời khuyên hữu ích: hoãn mọi quyết định lại, chờ đến lúc bạn cảm thấy bình tĩnh và thanh thản
trở lại, để tránh những thảm họa dây chuyền (tạo ra một vấn đề mà vấn đề đó lại tạo ra một vấn đề khác, v.v.).
5. Không dám quay lại nơi đã xảy ra cơn sốc đó nữa, coi nơi đó như một nơi đáng nguyền rủa
cần tránh bằng bất cứ giá nào, nhằm không bao giờ phải cảm nhận lại những gì mình đã cảm nhận trong tình huống đó.
Lời khuyên hữu ích: Ngược lại, địa điểm xảy ra cơn sốc tâm lý lưu giữ ký ức về tất cả những gì
bạn chưa dám thể hiện ra vào thời điểm đó. Hãy đi tìm lại nơi đó và sử dụng tại chỗ “quy trình
khẩn cấp” (họăc ở 1 nơi gần địa điểm đó).
6. Tự đánh lạc hướng bản thân để quên đi vấn đề. Bằng cách phản ứng như vậy, tiềm thức của bạn muốn tránh cho bạn tất cả cảm giác khó chịu. Nhưng chúng ta biết rằng cách này không giải quyết được vấn đề.
Lời khuyên hữu ích: đối diện với cảm giác khó chịu do cơn sốc tâm lý gây ra, bằng cách thực hiện “quy trình khẩn cấp” sau sốc tâm lý.
7. Uống thuốc ngủ. Thuốc ngủ hay bất cứ hóa chất nào bạn sử dụng để lảng tránh vấn đề đều
đẩy sâu vấn đề xuống tiềm thức, và ở đó vấn đề tiếp tục hành hạ bạn.
Lời khuyên hữu ích: rất thận trọng với các loại thuốc phiện, rượu hay thuốc khác đem lại cho bạn ảo giác rằng mọi chuyện đã qua.
8. Tự hủy hoại bản thân. “Tôi chẳng quan tâm tới cái gì nữa bởi chẳng có gì có ý nghĩa. Tôi có thể
ăn bất cứ cái gì, cái gì đến miệng là tôi cũng có thể uống”. Tóm lại, đây là một cách nữa để quên vấn đề.
Lời khuyên hữu ích: thay vì trốn tránh, hãy đi tìm thông điệp của cơn sốc tâm lý này. Mỗi cơn sốc là 1 cơ hội để phát triển, và cơ hội này nếu bạn không nắm bắt có thể đi qua không trở lại nữa.
Quy trình khẩn cấp: Những điều NÊN LÀM ngay sau một chấn thương tâm lý
Dịch: TS. BS. Vũ Phi Yên
Trình bày: ThS. Vân Anh
Nguồn: Christian Flèche, Philippe Lévy, Les Protocoles de retour à la santé (Những quy trình tìm lại sức khỏe).
One thought on “Những điều KHÔNG NÊN LÀM ngay sau một chấn thương tâm lý”