Ngày nay, có vô số cuốn sách kêu gọi con người hãy là chính mình, hãy bộc lộ, thậm chí khẳng định tinh túy của căn tính cốt lõi nhất ở mình. Ngày nay việc « Trở thành chính mình » được trình bày như một mệnh lệnh đạo đức, một yêu cầu của xã hội tư bản đặc chủ nghĩa cá nhân, nơi mong đợi các cá nhân khẳng định bản chất sâu sắc của mình.
Trở thành chính mình sẽ là bộc lộ những gì đã được trao cho ta vào buổi bình minh của cuộc đời, điều khiến mỗi chúng ta trở nên độc nhất, dẫu biết rằng việc là chính mình cũng là một quá trình xây dựng, một cuộc tìm kiếm không ngừng và không kém phần mệt mỏi, đòi hỏi cái nhìn của những người thân yêu hay những người quan trọng khác trong đời.
Trong số những người thân này, có cha mẹ, nhưng cũng có cả anh chị em chúng ta. Những thay đổi trong cấu trúc gia đình xem xét lại chính định nghĩa về anh chị em ruột bằng cách phát minh ra khái niệm như « gần như (quasi) anh chị em ruột » trong các gia đình tái lập.
Sự ưu tiên của cha mẹ là chất men của sự ghen tị trong nhóm anh chị em
Trong một thời gian dài, các nhà sử học về quan hệ họ hàng đã tập trung sự chú ý vào quan hệ huyết thống và liên minh, trong đó anh chị em chỉ xuất hiện ở vị trí thứ yếu trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, dần dần, sự quan tâm đến anh chị em ruột được thể hiện thông qua nghiên cứu về tác động của thứ tự sinh đối với sự nghiệp, học tập và tính cách. Ngay cả anh chị em sinh đôi đồng hợp tử cũng không thoát khỏi nguyên tắc phân biệt này: cha mẹ của anh chị em sinh đôi, dưới sự che chở nhiều hay ít hơn cho một trẻ nào đó, đã khéo léo thiết lập lại vị trí của con cả, con thứ, con út thậm chí cả sự khác biệt về giới tính bằng cách gán phẩm chất nam tính hay nữ tính cho cặp song sinh đồng hợp tử. Về phần mình, các nhà tâm lý và các nhà phân tâm học ủng hộ những câu hỏi về sự ganh đua và ghen tị, khiến cho ghen tị trở thành động cơ không thể tránh khỏi của các mối quan hệ anh chị em. Sự ghen tị sẽ là bẩm sinh, cấu thành mối quan hệ anh chị em. Đó sẽ là biểu hiện của sự tranh giành địa vị do phụ huynh bầu ra.
Thế nhưng có quan điểm ngược lại: mặc dù sở thích của cha mẹ trái ngược với chuẩn mực bình đẳng mà họ cho rằng mình đang đối xử với con cái, nó vẫn tồn tại, ít nhiều có thể nhìn thấy, ít nhiều được thừa nhận và có ý thức. Nó có mặt trong các câu chuyện được chép lại trong Odyssey cũng như trong Sáng thế ký Genesis, cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh, kể lại sự sáng tạo của thế giới, thời kỳ đầu tiên của loài người và lịch sử của tổ tiên. Đứa con đầu lòng của Genesis, Cain, ngay từ khi sinh ra đã được thể hiện là đứa trẻ được người mẹ ưa thích hơn. Nhưng sự ưu tiên của người cha sau này được thể hiện theo hướng Abel (“Yahvé đã chấp nhận Abel và lễ vật của anh ta” ) chứ không phải của Cain, nhanh chóng bị người đời sau coi là một sự bất công. Sự thiên vị của người cha khiến Cain nổi cơn thịnh nộ và biến anh ta thành kẻ sát nhân đầu tiên trong lịch sử. Từ câu chuyện này, các nhà phân tâm học đã giữ lại khái niệm về sự ghen tị của anh chị em, chứ không phải sở thích của cha mẹ kích hoạt nó.
Có giả thuyết khác cho rằng sở thích này của cha mẹ tổ chức, cấu trúc nên việc xây dựng bản dạng trong anh chị em, chắc chắn hơn là tuổi tác, giới tính hoặc sự khác biệt về tuổi tác giữa anh chị em. Việc trở thành người được yêu thích nhất trong số các anh chị em ruột không phải là điều được cá nhân quyết định mà đó là cuộc sống hàng ngày. Vị trí của trẻ không được chọn, mà được đưa ra bởi cha mẹ. Trở thành một đứa trẻ được yêu thích được cho là đã được phân biệt, được ban cho một phẩm chất đặc biệt trong mắt người kia, để nhận được những dấu hiệu tình cảm đặc biệt.
Là đứa trẻ được yêu thích: món quà hay gánh nặng?
Ngoài những lý do có ý thức và vô thức chủ trì sự thiên vị này, sở thích sẽ được thể hiện bằng một sự thân mật biệt đãi có thể trở nên ngột ngạt và gây xa lánh, một ngôn ngữ “yêu thương”, những lợi thế về tình cảm và vật chất, sự khoan dung lớn hơn, sự đánh giá cao hơn đối với người được chọn. Trải nghiệm chiếm giữ vị trí của đứa trẻ được yêu thích không thể không có hậu quả đối với việc xây dựng bản thân, cho dù sở thích này là một món quà hay một gánh nặng đối với đứa trẻ.
Về phía món quà, ta sẽ thấy sự xây dựng tính ái kỷ mang tính chinh phục, và sau đó là hoài niệm về thời thơ ấu khi bản thân trẻ là vua trong lãnh địa của nó. Về phía gánh nặng, bản thân trẻ có thể mắc nợ vì đã nhận quá nhiều, trở thành kẻ vô ơn trong mắt mọi người vì không biết hoặc không muốn trả lại những gì mình đã nhận, khi cha mẹ già yếu. Đứa trẻ được yêu thích phải chịu sức nặng của những kỳ vọng, nó không thể gây thất vọng và luôn có nguy cơ bị truất ngôi hoặc bị chia cắt khỏi những anh chị em còn lại, những người thường chỉ định nó hành động để giành lấy lợi thế từ cha mẹ.
Ngược lại, đối với đứa con không được yêu thích, lòng tự tôn có thể bị tổn thương. Khi phân tích các cuộc phỏng vấn, các nhà tâm lý thấy rằng cuộc đấu tranh để giành lấy sở thích của cha mẹ không phải là cuộc đấu tranh sở hữu để có được sự ưu tiên của cha mẹ, mà là cuộc đấu tranh để được tồn tại, được người kia nhìn thấy. Bất kỳ sở thích nào của cha mẹ đều làm xói mòn lòng tự tôn của mỗi đứa trẻ, phần ái kỷ trong con người chúng. Do đó, chấn thương có thể tồn tại vĩnh viễn trong nhiều năm sau sự kiện. Thứ mà đứa con ham mê không còn là sự tương thích về vật chất mà là sự tương thích về tình cảm – thứ củng cố hoặc làm giảm giá trị bản thân. Đối với một số trẻ, sự thiếu chú ý và chiều chuộng của cha mẹ sẽ sinh ra cảm giác bị coi thường, oán giận, ghẻ lạnh; ngược lại, đối với những đứa con khác, đó sẽ là sự hỗ trợ cho việc vượt lên chính mình: làm mọi cách để được chú ý và cuối cùng tỏa sáng trong mắt cha mẹ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải trả giá đắt.
Khi đến thời điểm cha mẹ từ trần, những ưu tiên đã được cha mẹ thiết lập có thể được thể hiện lần cuối bằng di chúc, không phải ở sự bất bình đẳng rõ ràng về gia sản, mà ở phía các đối tượng được chọn, về sự đền bù, mà chỉ người nào hiểu bầu không khí gia đình và sự thân mật của riêng gia đình đó mới có thể giải mã. Khi đó, món đồ trang sức nhỏ không có giá trị có thể biểu thị sự duy trì sở thích, hoặc ngược lại, kết thúc sở thích cha mẹ nếu nó được đưa cho một đứa trẻ khác. Sự chia sẻ là một vấn đề trong việc diễn giải tâm tư của cha mẹ. Các anh chị em đo lường, bằng phần thuộc về họ, vị trí từng là của họ: được yêu thích, không được yêu thương, thân thiết, giống nhau, bất đồng chính kiến… Trong sự kiện cuối cùng của gia đình này, bản thân đứa con được an ủi, xoa dịu hoặc vẫn hoang hoải những câu hỏi, vẫn cảm thấy bất ổn hay đau thương. Toàn bộ khối anh chị em do đó lại được triệu tập để tạo thành khối mới, tái cấu trúc, hay sự liên kết giữa họ phân rã hoàn toàn.
Vân Anh dịch và biên tập từ ghi chép của GS. Catherine Sellenet về khoa học giáo dục, nhà tâm lý học lâm sàng và nhà xã hội học.